Các hướng giải thích khác Giả thuyết thế giới công bằng

Phán đoán thuần túy

Người ta cũng đề xuất những lời giải thích khác cho việc sỉ nhục nạn nhân. Một trong số đó cho rằng hiệu ứng chỉ trích này hình thành từ những nhận định chính xác về tính cách nạn nhân. So với công trình lúc đầu của Lerner, một số người đã cho rằng việc những người đứng ngoài chỉ trích nạn nhân là hợp lý, vì họ chấp nhận bị sốc điện mà không có lý do.[13] Một nghiên cứu sau đó (cũng của Lerner) đã phản bác giả thuyết này bằng cách cho thấy chỉ khi thực sự đau khổ, họ mới bị chỉ trích. Số chấp nhận nhưng lại không phải chịu đựng sẽ được nhìn nhận tích cực hơn.[14]

Giảm cảm giác tội lỗi

Khi giả thuyết thế giới công bằng mới bắt đầu phát triển, người ta giải thích rằng những người quan sát chỉ trích nạn nhân để tự họ bớt cảm thấy tội lỗi. Vì những người này biết mình đang tham gia vào tình huống đó, họ sẽ cảm thấy phải chịu trách nhiệm (hoặc tội lỗi) cho sự đau khổ của nạn nhân. Vì không muốn chịu đựng cảm giác này, họ sẽ chỉ trích nạn nhân.[15][16][17] Lerner và các cộng sự của ông cho rằng hướng giải thích này chưa có bằng chứng xác thực cụ thể. Một nghiên cứu sau đó của họ đã cho thấy nạn nhân vẫn bị nhóm quan sát hoàn toàn độc lập chỉ trích, dù những người này không tham gia vào thí nghiệm và không có lý do gì để cảm thấy tội lỗi.[8]

Giảm cảm giác khó chịu

Những người ngoài cuộc chỉ trích nạn nhân (và phản ứng theo các cách khác) có thể chỉ để giảm bớt sự khó chịu hình thành sau khi phải chứng kiến nỗi đau của người khác. Nói cách khác, động lực lớn nhất dẫn đến hành vi không phải vì muốn khôi phục niềm tin thế giới công bằng, mà là để giảm bớt sự khó chịu do đồng cảm gây ra. Các nghiên cứu cho thấy:

  • Những người quan sát chỉ trích nạn nhân không có nghĩa họ sẽ không giúp đỡ;
  • Sự đồng cảm có vai trò khá quan trọng trong việc đổ lỗi.

Theo Ervin Staub,[18] nếu khôi phục niềm tin thế giới công bằng là động cơ chính, sỉ nhục nạn nhân sẽ khiến họ được hoàn trả cảm xúc ít hơn, nhưng dù sự hoàn trả xảy ra trước hay sau khi sỉ nhục, lượng cảm xúc hoàn lại cũng gần như không chênh lệch. Bệnh nhân cách có mối liên hệ với việc thiếu các phản ứng duy trì thế giới công bằng; nguyên nhân có lẽ là do các phản ứng cảm xúc bị kìm hãm và không được đồng cảm.[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả thuyết thế giới công bằng http://inesad.edu.bo/developmentroast/wp-content/u... http://web.mit.edu/curhan/www/docs/Articles/biases... http://www.units.muohio.edu/psybersite/justworld/i... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://www.scu.edu/ethics/publications/iie/v3n2/ju... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.lps.univ-savoie.fr/uploads/PDF/576.pdf